Học online hàng đầu tại việt nam

Headlines
Loading...

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Cha mẹ cần cho con lưu ý những điều này để học tốt môn Toán 7

Để giúp con tự tin học tốt môn Toán 7, cha mẹ hãy nhắc nhở con chủ động ôn tập lại kiến thức lớp 6, làm quen kiến thức mới và thay đổi phương pháp học tập cho hiệu quả.
Nhắc đến chuyện học hành của con, chị L.T.Thúy không khỏi buồn phiền vì ở Tiểu học, bé nhà chị học rất giỏi môn Toán nhưng không hiểu sao từ khi lên cấp hai, kết quả học tập giảm sút hẳn. Năm học lớp 6, điểm tổng kết Toán của con rất thấp, con cũng sợ học môn này chứ không hào hứng như trước. “Vợ chồng chị thực sự không biết phải làm sao để giúp con lấy lại niềm yêu thích học Toán và cải thiện điểm số trong năm học lớp 7 sắp tới.”.
Sau đây là những lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ
Cho con ôn tập lại kiến thức lớp 6 và làm quen kiến thức mới từ hè
Ở lớp 7, nhiều phần kiến thức đại số đã học ở lớp 6 sẽ được nhắc lại như số tự nhiên, số nguyên, phân số, phụ huynh nên cho con ôn tập kỹ những nội dung này. Phần hình học cần nắm chắc các khái niệm, tính chất về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia và tia phân giác. Chỉ khi con đã vững kiến thức lớp 6 cha mẹ hãy để con tiếp xúc với kiến thức mới.  
Đối với khung kiến thức Toán 7, phần đại số có 4 chủ điểm là số hữu tỉ, số thực; hàm số và đồ thị hàm số; thống kê; biểu thức đại số. Phần hình học có 3 chủ điểm là đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song; tam giác; quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Với phân phối bốn tiết học mỗi tuần cùng dung lượng kiến thức nhiều kèm các bài kiểm tra liên tục, việc nắm vững kiến thức từ sớm sẽ giúp học sinh “nhẹ gánh” hơn khi vào trong năm học.
Hình học 7 có sự xuất hiện của nhiều kiến thức mới, yêu cầu cao về kỹ năng như khả năng tư duy logic, sự chính xác trong vẽ hình, đặc biệt là kỹ năng trình bày. Do đó các em phải luyện nhiều bài tập để rèn kỹ năng và nắm chắc các tính chất, định nghĩa, hệ quả để có thể vận dụng vào giải bài tập.” – thầy Thắng lưu ý thêm.

Cùng con tìm ra phương pháp học tập hiệu quả

Bên cạnh chuẩn bị hành trang kiến thức cho con, việc cùng con tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cũng rất quan trọng. Để giúp con tự tin học tốt môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung khi lên lớp 7, cha mẹ hãy lưu ý với con những điều sau:
Thứ nhất, tạo không gian học tập yên tĩnh và riêng tư cho con. Cha mẹ cần nhắc nhở con khi đã ngồi vào bàn học cần phải tập trung cao độ, loại bỏ khỏi tầm mắt con những thứ có thể khiến con mất tập trung như điện thoại, đồ chơi, truyện tranh.
Thứ hai, dạy con học theo hướng gợi mở. Thay vì ngồi bên kèm con học hoặc hướng dẫn giải cho con khiến con bị động, cha mẹ nên để con tự học. Có thể giúp con kiểm tra lại kiến thức sau mỗi giờ học bằng cách để con tự nhắc lại các khái niệm, tính chất cần nhớ, hỏi con phương pháp làm bài tập này như thế nào, ngoài cách làm này con có hướng làm nào khác không,…
Thứ ba, cha mẹ cần là người truyền cảm hứng và động lực học cho con bằng những lời động viên, khen thưởng kịp thời khi con làm được bài. Không nên trách mắng nặng lời khi con mắc lỗi vì ở độ tuổi của các con, những lời chê trách thường khiến con tự ti, chán nản và sợ học hơn.
Hướng dẫn cha mẹ phương pháp dạy con học tốt môn Tiếng Anh 6


Tiếng Anh lớp 6 sẽ khó hơn lớp 5 cùng với đó là rất nhiều kiến thức ngữ pháp phức tạp. Do vậy để giúp con tự tin học tốt môn học này trong năm đầu chuyển cấp, cha mẹ cần có sự quan tâm sát sao việc học của con.
Có cô con gái năm nay lên lớp 6, chị N.T.T.Hoài – Bắc Giang không khỏi lo lắng vì con học rất kém môn Tiếng Anh. “Với những câu giao tiếp cơ bản con cũng không nói được rành rọt, từ mới thì học trước quên sau. Vợ chồng mình muốn kèm con học nhưng khổ nỗi không ai giỏi ngoại ngữ nên không biết phải làm sao để giúp con. Trong khi lên lớp 6 chương trình học sẽ khó hơn, cứ đà này con làm sao có thể theo kịp các bạn được.”.
Việc muốn kèm con học nhưng bản thân lại không giỏi tiếng Anh không chỉ là nỗi lòng của riêng chị Hoài mà là nỗi lo chung của rất nhiều phụ huynh. Để giúp cha mẹ tìm ra phương pháp cùng con học tốt môn Tiếng Anh 6 thì chúng ta nên làm theo bước sau

Chuẩn bị cho những thay đổi giữa hai cấp học


Lớp 6 là năm học đánh dấu sự thay đổi cả về môi trường học, phương pháp học và phương thức kiểm tra đánh giá. Nếu như ở Tiểu học, chương trình học cơ bản, nhẹ nhàng thì lên lớp 6, số lượng các môn học sẽ nhiều hơn và xuất hiện nhiều môn học mới. Lượng kiến thức khó và rộng đòi hỏi sự tập trung và chủ động học tập từ phía học sinh. Các em cũng sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra trong một học kỳ từ kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ.
Đáng chú ý ở môn Tiếng Anh, học sinh sẽ tiếp tiếp cận môn học theo lối tư duy phản biện thay vì phương pháp nghe, nhìn, học phát âm ở mức độ cơ bản như bậc Tiểu học. Chỉ khi có vốn từ vựng phong phú, nắm chắc hệ thống ngữ pháp cơ bản và hiểu các nguyên tắc, đặc điểm của ngôn ngữ các em mới có thể học tốt.

Cùng con tìm ra phương pháp học tập hiệu quả

Cô Vân cho biết, phụ huynh không nhất thiết phải giỏi tiếng Anh mới có thể kèm con học. Điều quan trọng là cùng con tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả, giúp con tiếp thu bài học nhanh hơn và hứng thú với môn học hơn. 
Để học tốt phần từ vựng, cha mẹ nên chuẩn bị cho con quyển sổ tay nhỏ, bút khác màu và bút highlight để con luyện viết từ vựng. Mỗi ngày chỉ cần học 5 từ mới thôi thì sau khoảng 1 tháng, vốn từ của các con cũng tương đối nhiều rồi. Lưu ý cha mẹ nên hướng dẫn con không chỉ học từ đơn mà học cả những từ ghép, cụm từ để vốn từ được phong phú hơn.
Đối với phần ngữ pháp, kiến thức trọng tâm và thường gặp nhất là thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, động từ khuyết thiếu, câu điều kiện. Muốn học tốt phần này, học sinh phải thực hành nhiều, hiểu chức năng của các thành phần trong câu như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, hiểu cấu trúc của các kiểu câu.
Tiếp đến là kỹ năng đọc, phụ huynh có thể tìm hiểu và hướng dẫn con hai phương pháp đọc lướt (skimming) và đọc quét (scanning). Các em nên đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn, tập thói quen dự đoán và suy luận, gạch chân từ khóa quan trọng. Riêng với phần viết, yêu cầu phải nắm chắc từ vựng theo chủ đề, nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp theo từng unit. Sau mỗi unit, học sinh hãy tự luyện viết một đoạn văn theo chủ đề đã học để cải thiện kỹ năng.
6 mẹo trang trí góc học tập "khơi gợi cảm hứng"

Một căn phòng đơn giản để phục vụ cho chức năng học tập và làm việc. Có thể nói, đó là một không gian dành cho sự riêng tư, yên tĩnh giúp bạn làm việc hiệu quả, tập trung cho việc học tập của mình mỗi ngày. Archi.vn chia sẻ cùng bạn một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn trang trí và tạo nên khoảng không gian tuyệt vời phục vụ cho công việc học tập và làm việc của mình.

Trên thực tế, có vô số cách trang trí phòng học của bạn. Với những không gian nhà hiện đại, phòng học không phải là nơi phản ánh hay 'khoe' gu thẩm mỹ của gia chủ. Phòng học được sắp xếp nội thất và bố trí không gian hợp lý để người ngồi học cảm thấy thoải mái nhất. 
1. Để có một phòng học thoải mái, tạo cảm hứng cho người học thì việc đầu tiên bạn cần lưu ý trong trang trí đó là, phải xác định được mục đích chính của việc lựa chọn và sắp xếp đồ đạc. Một căn phòng học tập cần tạo được bầu không khí thoải mái, tỉnh táo giúp người học và làm việc được tập trung vào công việc của mình.
Vì thế, khi bố trí phòng học bạn chỉ nên chọn những nội thất có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng và chọn những loại phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Tránh chọn các loại vật dụng rườm rà, màu sắc lòe loẹt khiến người học, làm việc mất tập trung.

2. Đối với sàn của phòng học, làm việc, bạn có thể tùy ý chọn các loại chất liệu và màu sắc tạo sự thân thiện, nhẹ nhàng như gỗ, gạch ốp... Với phòng học gia đình, bạn nên tránh các loại sàn đá hay những loại gạch ốp có màu sắc quá sặc sỡ sẽ khiến việc người học dễ chán nản, kém hiệu quả. Đối với mùa đông, bạn có thể lựa chọn thêm tấm thảm nhỏ xinh đặt phía dưới bộ bàn ghế học tập để khu vực học và làm của bạn trở nên ấm áp hơn.



3. Lưu ý khi chọn nội thất cho phòng học tập, ngoài việc chọn những loại nội thất có kiểu dáng đơn giản, phù hợp với chức năng của căn phòng, bạn cũng nên lựa chọn thêm những nội thất thoải mái, dễ chịu như ghế đọc sách, ghế nghỉ trong phòng để tiện lợi khi học tập và nghỉ ngơi ngay trong phòng.

4. Hãy dành một bức tường trong phòng học của bạn để decor kệ sách dọc bức tường. Tùy vào lượng sách vở, tài liệu để bạn lựa chọn kích thước và kiểu dáng kệ sách phù hợp cho căn phòng. Nếu bạn dành nhiều thời gian cho việc đọc sách, bạn có thể mua thêm một chiếc sofa hay đơn giản với ghế ottoman, thêm một chiếc bàn trà nhỏ xinh, 1 đèn chụp với ánh sáng ấm áp bên kệ sách là bạn đã có một không gian đọc hoàn hảo mỗi ngày.

5. Việc chiếu sáng trong phòng học cũng vô cùng quan trọng. Nếu như những không gian khác cần đến cả chiếu sáng tổng thể và chiếu sáng góc thì không gian làm việc, học tập hằng ngày của bạn chỉ cần đến chiếu sáng góc. Hãy tạo ánh sáng dễ chịu, tạo vùng ánh sáng để mắt của bạn không bị mỏi và việc học tập cũng được tập trung hơn.

6. Thêm những yếu tố trang trí cho căn phòng học tập thêm đẹp hơn. Bạn có thể chọn mua một bức tranh treo tường với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mỗi khi thư giãn sau khi học bạn có thể ngắm bức tranh để tâm hồn thư thái, dễ chịu hơn.


Cha mẹ cần làm ngay những điều này để giúp con khởi đầu năm học mới tốt nhất

Sắp đến ngày khai giảng, một hành trình mới của học sinh và phụ huynh lại chuẩn bị bắt đầu. Để giúp kết quả học tập năm nay của con bứt phá hơn năm trước, cha mẹ cần làm ngay những điều này cùng con.
>>> Xem thêm:

Tạo một không gian học tập mới mẻ cho con

Không gian học tập ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tập trung và khả năng tiếp thu của con. Do vậy việc làm mới không gian học nên được phụ huynh ưu tiên thực hiện trước khi con bước vào năm học mới. 
Chỉ cần một vài sự thay đổi nhỏ trong góc học tập của con như thay ánh sáng đèn học bằng màu vàng ấm, trang bị những dụng cụ học tập cần thiết và loại bỏ những thứ có thể gây xao nhãng. Một không gian học gọn gàng, sáng sủa, đầy đủ học cụ và không bị các vật dụng xung quanh chi phối sẽ giúp con có hứng thú tự học và nâng cao sự tập trung đến không ngờ. Các bạn có thể xem bài viết tại đây để giúp cho con có 1 không gian học tập tốt hơn

Góc học tập không nên có quá nhiều đồ dùng gây xao nhãng tới việc học
Thêm vào đó, cha mẹ có thể cùng con dọn dẹp lại phòng học, chuẩn bị sách vở cho năm học mới,… vừa giúp con có thói quen sinh hoạt tốt vừa thể hiện được sự quan tâm và khích lệ của bố mẹ dành cho con.

Thay đổi phương pháp học tập giúp việc học hiệu quả hơn

Kiến thức mỗi năm một khó hơn và phương pháp học cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với chương trình học của từng khối lớp. Một phương pháp học hiệu quả cần đảm bảo 3 yếu tố: tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, tăng tính chủ động trong học tập và phù hợp với mục tiêu của năm học đó. 
Chẳng hạn với các con mới chuyển cấp vào 6, phương pháp học nên tập trung vào việc rèn cho con thói quen tự học, giúp con sớm làm quen và bắt nhịp được với kiến thức, cách dạy và học ở Trung học cơ sở. Phụ huynh có thể thay đổi phương pháp học tập cho con bằng hình thức học online mới mẻ, vừa đảm bảo kiến thức trên lớp vừa mang tính chủ động cao mà không vất vả.

Bạn Tài – thủ khoa kỳ thi vào 10 tại Nghệ An đã lựa chọn học online thay cho học thêm

Cùng con “làm mới” cách nhìn nhận về điểm số

Bên cạnh việc làm mới không gian học tập và phương pháp học cho con, cha mẹ cũng cần cùng con thay đổi cách nhìn nhận về điểm số. Nhiều cha mẹ có tư tưởng nhìn vào điểm số để đánh giá con mình học kém hoặc so sánh con mình với “con nhà người ta”. Điều này vô hình chung tạo cho con áp lực không nhỏ, khiến con mất tập trung và càng khiến kết quả học tập đi xuống.
Vì vậy bước vào năm học mới, cha mẹ hãy đảm bảo bản thân sẽ không nóng vội đánh giá con thông qua điểm số. Cần bình tĩnh nhìn nhận những điểm được và chưa được của con, từ đó tạo môi trường để con phát triển những điểm mạnh. Phụ huynh càng có tâm lý thoải mái về thành tích, con càng phát huy được nhiều khả năng của mình hơn.
Ôn tập lại kiến thức cũ và chuẩn bị kiến thức mới
Cuối cùng để có một khởi đầu năm học mới thật tốt, học sinh cần tranh thủ thời gian này ôn tập lại kiến thức trọng tâm của năm học trước. Bởi vì trong chương trình học, các kiến thức có sự liên quan tiếp nối nhau nên khi ôn lại kiến thức sẽ giúp các con bắt nhịp nhanh vào năm học mới, nhất là đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra đầu năm.
Kết hợp với ôn kiến thức cũ thì việc chuẩn bị kiến thức mới là không thể thiếu. Được làm quen trước kiến thức thì khi đi học con sẽ hiểu nhanh được bài giảng của giáo viên, không mất nhiều thời gian để hiểu lý thuyết mà dành thời gian đó để làm nhiều bài tập hơn, kiến thức con cũng hiểu sâu hơn.
Và phương pháp học để con ôn tập kiến thức cũ – làm quen kiến thức mới được nhiều cha mẹ lựa chọn là phương pháp học online. Cách học này còn giúp cha mẹ cải thiện được tình trạng học thụ động của con mình. Vậy phụ huynh đã sẵn sàng tạo cơ hội để con nâng cao năng lực bản thân, sẵn sàng bứt phá trong năm học sắp tới hay chưa?
3 quan niệm sai lầm của cha mẹ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của con

Cha mẹ nào cũng muốn mang lại những điều tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên một số quan niệm trong cách nuôi dạy con cái của phụ huynh lại gây “tác dụng ngược”, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của con.

Bắt con đi học thêm nhiều vì “không học thêm thì thua thiệt”

Nói về chuyện cho con đi học thêm nhiều, chị N.T.Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) giải thích: “Ngay từ mấy tháng hè mình đã cho con đi học thêm Toán với Tiếng Anh vì hai môn học này con học khá yếu. Nhiều khi nhìn con đi học về mệt mình cũng muốn cho con nghỉ học thêm nhưng lại lo nếu không học sớm, con sẽ thua thiệt so với các bạn. Bởi vì các bạn của con bạn nào cũng đều đi học thêm cả, con mình không thể không học được.”.
Cũng vì quan điểm “học cho bằng bạn bằng bè” mà nhiều phụ huynh chạy đua cho con đi học thêm, thời gian của con là chuỗi những ngày lặp lại từ trường về nhà, từ nhà tới lớp học thêm. Việc học thêm quá nhiều không theo một thời gian biểu hợp lý như vậy dễ dẫn đến tâm lý mệt mỏi, chán học, sợ học ở con.
Học thêm nhiều dễ khiến con thêm mệt mỏi, áp lực trong học tập (Nguồn: Tiền Phong)
Thay vì bắt con đi học thêm quá nhiều, cha mẹ nên tìm một phương pháp học tập phù hợp hơn như tự học online tại nhà. Nhờ tự học trên các khóa học online mà con có thể chủ động được việc học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp cũng như ôn luyện lại bài khi về nhà, đồng thời cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. 

Không cho con làm quen kiến thức mới

Bên cạnh sai lầm bắt con đi học thêm quá nhiều, một số phụ huynh lại không cho con học trước kiến thức mới. Có thể vì cảm thấy điều này không cần thiết với con hoặc vì muốn con được vui chơi thoải mái sau mỗi buổi học trên lớp. 
Trong khi đó việc làm quen sớm với kiến thức mới sẽ giúp con không bị lạ lẫm với chương trình học, có nhiều thời gian để học kiến thức nâng cao, luyện đề và luyện kỹ năng khi vào trong năm học. Bên cạnh đó việc học trước cũng là một phương pháp bổ trợ giúp con nắm vững hơn các bài giảng trên lớp. Tuy nhiên cha mẹ nên cho con học một cách nhẹ nhàng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để con vừa học bài học mới, vừa có thời gian làm việc mình yêu thích khi ở nhà.

Thường xuyên quở trách, so sánh con với “con nhà người ta”

Sao bạn này làm được mà con không làm được”, “sao chỉ có học mà con cũng không học giỏi được”,… là những lời trách móc “cửa miệng” của không ít cha mẹ mỗi khi không hài lòng với thành tích học tập của con. Cũng chính bởi tâm lý trọng thành tích, nhiều cha mẹ luôn có thói quen quở trách, thậm chí lôi kết quả học tập của con ra để nói tới mọi vấn đề, tìm cách phê bình con trên nhiều phương diện khác chẳng mấy liên quan.
Chính phương pháp giáo dục sai lầm này đã kìm hãm sự bứt phá ở con, khiến con mất đi hứng thú với việc học. Chưa kể lứa tuổi 11-14 là giai đoạn con có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, những câu trách mắng nặng lời về chuyện học hành hay so sánh con với bạn bè rất dễ để lại tổn thương tâm lý trong con. Giai đoạn này, các con rất cần sự gần gũi, chia sẻ, định hướng của cha mẹ để có thể cân bằng những xáo trộn tâm sinh lý tuổi dậy thì. 
Có thể thấy, nuôi dạy con cái chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt là với các con ở bậc Trung học cơ sở – độ tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm lý và hành vi. Để đem lại điều tốt nhất cho con, giúp con vui vẻ và tự tin khởi đầu năm học mới, cha mẹ hãy tránh những sai lầm kể trên đồng thời cùng con san sẻ áp lực học tập nhờ phương pháp và lộ trình học phù hợp.
>> Tham khảo lộ trình tự học tại nhà hiệu quả cho con: http://bit.ly/tự-học-để-đứng-đầu-lớp.
Muốn con học tốt, cha mẹ cần thay đổi thói quen của chính mình trước

Hầu hết những đứa trẻ thành công đều có điểm chung là được rèn luyện thói quen tự học từ nhỏ, được thấy hình ảnh tốt đẹp của cha mẹ và bắt chước theo. Do vậy muốn dạy con thành công, cha mẹ cần thay đổi những thói quen không tốt của chính mình.
Không ai là hoàn hảo và người làm cha làm mẹ cũng vậy. Tuy nhiên có những thói quen xấu cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi để trở thành tấm gương tích cực cho con. Điển hình là 4 thói quen dưới đây:

1. Tối ngày kèm cặp con học

Trước kia, có một câu chuyện về chủ đề dạy con từng nhận được nhiều sự quan tâm trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Câu chuyện kể về một người mẹ hết lòng vì con. Bởi muốn con thi đỗ vào trường điểm, người mẹ đã thuê nhà ở sát trường con học trong suốt 3 năm, dành hết tâm sức bồi dưỡng, kèm cặp con mình. Quả nhiên con của chị đỗ vào trường tốt nhất thành phố, hơn nữa còn được học lớp chọn. 
Nhưng một thời gian sau, vì nhiều lý do mà chị không thể tối ngày kèm cặp con được nữa. Nào ngờ người con ấy đã nhanh chóng sa đà vào điện tử, liên tục trốn học, chỉ chưa đầy 2 tháng đã bị chuyển từ lớp chọn xuống lớp thường, sau đó bị nhà trường buộc thôi học.
Bị giám sát học tập quá mức khiến con thụ động, chán ghét việc học (Ảnh: GD&TĐ)
Câu chuyện chính là lời cảnh tỉnh cho những phụ huynh kèm cặp con trẻ một cách thái quá. Điều này sẽ khiến con thụ động với việc học, cũng khiến các em có suy nghĩ học không phải trách nhiệm của mình, từ đó ngày càng lệ thuộc vào cha mẹ. Muốn con tích cực chủ động trong học tập, điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là bỏ thói quen giám sát quá mức. Hãy nhớ chìa khóa thành công đến từ ý thức tự giác trong việc tu dưỡng và học hành của con!

2. Làm bài tập thay con

Có thể vì thương con không giải được bài tập hoặc vì không đủ kiên nhẫn khi kèm con học mà một số phụ huynh thường nghĩ hộ con. Trong khi đó việc có bố mẹ ngồi cạnh và chỉ cho phải làm những gì, kiểm soát từng bước hoặc làm giúp bài tập về nhà như vậy sẽ khiến con không có động lực học tập, thậm chí làm thui chột khả năng tư duy của con.
Bố mẹ cần nhớ chỉ giúp khi con nhờ. Ngay cả khi được nhờ, phụ huynh cũng chỉ nên giải thích những vấn đề con không hiểu chứ không nên làm hộ. Nếu con vẫn không thể làm bài dù đã cố hết sức thì việc nhẹ nhàng uốn nắn là rất quan trọng. Tuyệt đối tránh những lời trách mắng hoặc chê bai như “Bài đơn giản như thế này con cũng không làm được”, “Tại sao bạn này làm được còn con thì không?”,… khiến con tự ti về bản thân.

3. “Kiệm” lời khen dành cho con

Trong quá trình trưởng thành của con, ký ức sâu sắc nhất khiến con ghi nhớ không phải là sự phê bình mà là những lời biểu dương, khích lệ của người lớn mỗi khi chúng thành công. Tuy nhiên không ít cha mẹ lại thường bỏ qua những hành vi tích cực của con cái, không khen ngợi khi con làm tốt mà chỉ chú ý những hành động chưa đúng. Đây là thói quen không tốt mà cha mẹ nên sớm thay đổi. 
Phụ huynh cần thường xuyên khen ngợi con đúng lúc, nhưng cũng không được luôn miệng nói “Con rất giỏi”, mà cần khen rõ tốt ở đâu, việc gì làm đúng. Cần biết khích lệ động viên con kịp thời, khen tặng con trước mỗi lần tiến bộ để thúc đẩy duy trì hành vi tốt đẹp ở con cái, giúp chúng có sự hứng khởi và khát vọng vươn tới những thành công mới.
Cha mẹ đừng nên “ngại” dành lời khen ngợi khi con làm tốt 

4. Thường xuyên thúc giục con “Học bài đi” 

Coi trọng việc học của con là tốt nhưng lúc nào cũng lấy việc học làm trung tâm, thường xuyên thúc giục con “Học bài đi” sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, học một cách qua loa đại khái. Đối với các con lứa tuổi THCS, việc nuôi dưỡng hứng thú với học tập, rèn luyện cho con ý thức tự học quan trọng hơn việc nhồi nhét kiến thức và điểm số.
Vì sao bạn lại đánh răng hàng ngày mà chẳng cần nỗ lực gì và coi việc ấy như một điều hiển nhiên. Vậy thì học tập với con cũng thế, muốn không cần phải nhắc nhở con học, không muốn việc học như là “khổ ải” với con thì xây dựng thói quen tự học ở nhà là bước vô cùng quan trọng. Muốn vậy bước đầu cha mẹ cần lựa chọn được một phương pháp học ở nhà hiệu quả, giúp hỗ trợ đắc lực cho việc học trên lớp và hình thành được thói quen tự học ở nhà cho con.
Có thể thấy gia đình đóng vai trò vô cùng lớn trong việc quyết định tới kết quả học tập và quá trình phát triển của con. Không phải thầy cô hay bạn bè mà chính cha mẹ mới là người thầy có sức ảnh hưởng nhất đối với con. Muốn con học tốt, trước hết phụ huynh cần thay đổi những thói quen không tốt của mình.

Làm chủ IELTS Writing Task 1 với 5 bước đơn giản
Luyện thi IELTS - Làm chủ IELTS Writing Task 1 với 5 bước đơn giản
IELTS Writing Task 1 yêu cầu thí sinh phải viết 150 từ về các dữ liệu được cho sẵn (trình bày dưới dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn hoặc bảng), một quy trình hoặc bản đồ. Đây là kỹ năng mà nhiều thí sinh chưa từng luyện tập trước đây và hầu như đạt kết quả không tốt. Chìa khóa để làm tốt IELTS Writing Task 1 là hiểu được bài của bạn được chấm điểm theo tiêu chí nào và sau đó sử dụng thông tin này để cung cấp cho người chấm bài chính xác những gì đề bài yêu cầu.

Bước 1. Nắm rõ các tiêu chí chấm bài

Có bốn tiêu chí chấm bài dành cho Task 1 (mỗi tiêu chí chiếm 25% tổng số điểm):

1.1. Task Achievement

Task Achievement là khả năng trả lời đúng câu hỏi của bạn. Để làm điều này, bạn phải làm tất cả những gì câu hỏi bạn yêu cầu với một câu trả lời rõ ràng, được phát triển tốt. Bạn sẽ đạt được điểm cao nếu:
  • Nhận biết được các đặc điểm chính của các loại biểu đồ, bản đồ hoặc quy trình.
  • Có phần overview rõ ràng bao gồm các đặc điểm chính (xu hướng, sự khác biệt, các giai đoạn, …) của đồ thị, biểu đồ, bản đồ hoặc quá trình.
  • Các ý được cung cấp với số liệu chính xác.
  • Viết ít nhất 150 từ.

1.2. Coherence and Cohesion

Coherence là khả năng kết nối những ý chính của bạn với nhau để chúng trở nên có nghĩa và dễ hiểu. Điều này chủ yếu được thể hiện trên toàn bộ văn bản. Các đoạn văn của bạn có hợp lý hay không? Có một ý chính rõ ràng trong mỗi đoạn văn? Ý chính đó có dễ hiểu không? Bạn sẽ đạt được điểm cao hơn nếu:
  • Giới thiệu bài viết bằng cách giải thích câu hỏi trong đoạn đầu tiên.
  • Tách các ý chính vào các đoạn văn.
  • Làm rõ được đâu là đoạn overview của bạn.
  • Overview có chứa các ý rõ ràng.
  • Hỗ trợ các ý chính trong overview bằng các đoạn văn riêng biệt.
  • Làm rõ từng ý trong từng đoạn văn.
Cohesion là việc kết nối các ý ở cấp độ câu và văn bản. Câu văn và ý của bạn có liên kết với nhau không? Bạn sẽ đạt được điểm cao hơn nếu:
  • Sử dụng từ nối thích hợp, chính xác.
  • Không sử dụng quá nhiều từ nối.

1.3. Lexical Resource

Lexical Resource là khả năng sử dụng từ vựng của bạn một cách chính xác và hợp lý. Bạn sẽ đạt được điểm cao hơn nếu:
  • Giải thích câu hỏi một cách chính xác.
  • Đa dạng hoá từ vựng trong bài bằng các từ đồng nghĩa.
  • Tránh những lỗi về từ vựng.
  • Viết từ đúng chính tả.
  • Sử dụng từ vựng thích hợp để mô tả các xu hướng, so sánh, các giai đoạn, hay thay đổi.

1.4. Grammatical Range and Accuracy

Grammatical Range and Accuracy là khả năng viết câu mà không phạm lỗi và có thể sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp. Bạn sẽ đạt được điểm cao hơn nếu:
  • Không phạm lỗi câu.
  • Sử dụng các thì thích hợp.
  • Sử dụng các cấu trúc câu thích hợp.
  • Sử dụng cả câu đơn và câu phức.
  • Sử dụng dấu câu đúng.

Bước 2. Diễn giải câu hỏi

Đoạn văn đầu tiên của bạn nên luôn luôn để câu diễn giải câu hỏi. Paraphrasing là khi chúng ta viết lại cụm từ hoặc câu với những từ khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa.  Có nhiều cách để làm điều này, nhưng cách đơn giản nhất là sử dụng các từ đồng nghĩa.

Bước 3. Viết đoạn văn tổng quát (Phần Overview)

Overview là đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ bài luận và bạn sẽ không thể đạt điểm cao nếu bạn không có một phần overview hay.
Câu hỏi cho Task 1 luôn là: Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
Do đó chúng ta cần cung cấp một cách tóm tắt ngắn về các đặc điểm chính. Bạn làm điều này  bằng cách liệt kê 3-4 trong số những đặc điểm nổi bật nhất mà bạn có thể thấy. Nói chung, có nghĩa là bạn không hỗ trợ bất cứ ý gì bằng dữ liệu từ đồ thị hoặc biểu đồ, chỉ cần viết về những gì bạn có thể nhìn thấy từ chúng. Ngoài ra hãy hạn chế bản thân chỉ liệt kê tối đa ba hoặc bốn điều.

Bước 4. Hỗ trợ phần Overview với các dẫn chứng chi tiết

Sau khi chỉ ra 3-4 đặc điểm chính trong phần overview hãy đi sâu vào từng đặc điểm và mô tả chúng chi tiết hơn.

Bước 5. Kiểm tra lại bài đã viết

  • Kiểm tra chính tả và dấu chấm câu
  • Kiểm tra động từ có chính xác không?
  • Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu được sử dụng.
  • Kiểm tra từ vựng; đã sử dụng các từ đồng nghĩa chưa?
  • Kiểm tra lại đoạn văn.
  • Kiểm tra số từ trong đoạn
  • Bạn cũng nên viết bài văn bằng bút chì để có thể sửa bài được nhanh hơn.
Tại Clever Academy, nếu như bạn cần lời khuyên nào về 4 kỹ năng trong IELTSgiáo viên lớp luôn có thể cung cấp giúp bạn những hướng dẫn thiết thực nhất. Trên thực tế, Clever Academy luôn khuyến khích các bạn học viên làm như vậy và thông thường, những bạn đạt band điểm cao là những bạn dành thời gian khoảng 1 lần mỗi tuần tìm gặp giáo viên sau mỗi buổi học.
Thông thường bạn có thể tự tìm kiếm thông tin và tự tạo lộ trình học tập cho riêng mình. Nhưng việc đó sẽ mất nhiều thời gian mà đôi khi không thể đánh giá được chính xác năng lực học tập của bạn, như những giáo viên luyện thi ghi nhận trong quá trình giảng dạy.
Trên thực tế, có vô cùng nhiều nguồn tài liệu có thể giúp bạn học IELTS khá tốt, tuy nhiên bạn cần phải kiên trì, kiên nhẫn theo đuổi mục và tận dụng các nguồn học liệu ấy tới cùng. Bạn có cảm thấy mình còn bổ sung ngay những yếu tố cần thiết nào để đạt điểm cao nữa? Nếu cảm thấy hữu ích, hãy share bài viết này cho người khác cùng biết nhé.